Khám phá thông tin liên quan đến lá diêu bông như: Lá diêu bông là gì, nguồn gốc ra sao, truyền thuyết như thế nào cùng những câu chuyện cổ tích, vần thơ, bài hát liên quan đến loại lá này sẽ giúp bạn hiểu tường tận về ý nghĩa của loại lá này trong cuộc sống. Loại lá này cũng gắn liền với truyền thuyết ít ai biết đến.
Lá diêu bông là gì?
Nhiều người tỏ ra thắc mắc không biết lá diêu bông là gì mà nó lại nhận được sự quan tâm như vậy. Trên thực tế, hình ảnh lá diêu bông lần đầu tiên được biết đến trong các sáng tác thơ ca của Hoàng Cầm. Tác giả mượn hình ảnh chiếc lá này để nói lên mối tình đơn phương của bản thân với cô gái hàng xóm đáng mến.
Nhiều người giải thích rằng, lá diêu bông chính là lá của cây phiêu diêu, chiếc lá có hình ngọn sóng, mép lá có các răng cưa. Màu của lá diêu bông sẽ chuyển sắc từ xanh đậm đến xanh nhạt và đỏ/vàng vào cuối mùa. Điểm đặc biệt còn thể hiện ở chỗ chúng có thể bay lượn giữa không trung. Ngắm nhìn hình ảnh những chiếc lá rơi tạo cho bạn một cảm giác yên bình, lãng mạn tuyệt đối.
Truyền thuyết và nguồn gốc của lá diêu bông là gì?
Sau khi đã nắm rõ lá diêu bông là gì, bạn cũng nên tìm hiểu để biết những truyền thuyết và nguồn gốc của loại lá này.
Truyền thuyết lá diêu bông là gì?
Những thông tin dưới đây chính là cơ sở giúp bạn có thể làm sáng tỏ những thắc mắc xung quanh truyền thuyết lá diêu bông là gì cùng câu chuyện bí ẩn, ít được biết đến về loại lá này.
Truyền thuyết kể lại rằng, một cậu bé khi đi ngang qua khu rừng đã vô tình nhìn thấy chiếc lá có màu sắc và hình dáng vô cùng đẹp đẽ nên đã quyết định giữ lại và mang về làng. Về sau, nó được gọi với cái tên lá diêu bông.
Ngoài ra, còn có một câu chuyện khác liên quan đến công dụng của lá trong việc chữa bệnh. Bằng chứng là từ nhiều thế kỷ trước, loại lá này đã được các lương y sử dụng trong y học truyền thống với mục đích chữa bệnh cứu người.
Không chỉ dùng trong y học, lá này còn được vì như vũ khí để xua đuổi ma quỷ và những điều xui xẻo. Vì vậy, trong các nghi lễ thờ cúng, người ta thường thấy sự xuất hiện của lá diêu bông
Nguồn gốc lá diêu bông là gì?
Bí ẩn xoay quanh loại lá này được khởi nguồn từ chuyện tình có thật của chính tác giả Hoàng Cầm. Theo đó, vào năm 5 tuổi, Hoàng Cầm được gia đình gửi lên nhà bác ở Bắc Giang sinh sống và học tập. Vào năm lên 8 tuổi, ông mới có dịp được trở về thăm gia đình ruột. Tại đây, Hoàng Cầm thấy mẹ mình đang nói chuyện vui vẻ cùng chị hàng xóm, trúng “tiếng sét ái tình” ngay trong lần đầu nhìn thấy, Hoàng Cầm đã tỏ lòng thương nhớ người chị này. Tuy nhiên, điều đáng nói là chị hàng xóm đã đến tuổi lấy chồng còn tác giả chỉ là cậu bé 8 tuổi.
Dẫu cho thời gian trôi qua nhưng Hoàng Cầm vẫn quyết dành trọn tình cảm của mình cho người phụ nữ ấy. Một thời gian sau, trong một cuộc nói chuyện chị hàng xóm đã đưa ra yêu cầu, nếu ai tìm được lá diêu bông cô sẽ lấy người đó làm chồng. Mặc dù đó chỉ là lời bông đùa nhưng Hoàng Cầm lại cho đó là thật và luôn tìm kiếm. Trải qua bao khó khăn, thử thách, ông vẫn không thể tìm được chiếc lá diêu bông và điều hối tiếc nhất đã xảy ra với tác giả, chị hàng xóm đi lấy chồng.
Ý nghĩa của lá diêu bông là gì?
Những hiểu biết về truyền thuyết, nguồn gốc của lá cây diêu bông chắc hẳn đã gây sự tò mò với bạn, ý nghĩa của lá diêu bông là gì, tại sao nó lại được sử dụng trong thơ ca nhiều như vậy.
Từ xa xưa, nhiều người đã quan niệm, loại lá này là biểu tượng của tình yêu đơn phương chân thành, mãnh liệt nhưng kết thúc không được viên mãn. Ẩn sau hình tượng chiếc lá diêu bông là tình yêu nồng thắm của chàng trai dành cho người mình yêu. Mặc dù không biết hình dáng lá ra sao, màu sắc như thế nào, nhưng chàng vẫn cố gắng tìm kiếm.
Chính vì những ý nghĩa sâu sắc trên mà ngày nay đã có nhiều tác giả mượn hình ảnh này để nói lên những nỗi niềm trong lòng, sẵn sàng làm mọi việc để có thể được ở bên cạnh người mình yêu thương.
Lá diêu bông có thật không?
Song song với việc tìm hiểu lá diêu bông là gì, nhiều người băn khoăn không biết chiếc lá này có thật hay không. Đến thời điểm hiện tại vẫn có 2 luồng ý kiến xoay quanh câu hỏi này.
Một số người cho rằng, lá diêu bông không có thật mà nó chỉ là hình ảnh ví von trong các sáng tác văn học và thơ ca.
Một nhóm khác lại quyết bảo vệ ý kiến của mình và khẳng định, chiếc lá này hoàn toàn có thật. Cụ thể, tại chương trình Ký ức vui vẻ, nhạc sĩ nổi tiếng Trần Tiến cho biết, khi hát ca khúc về lá diêu bông, ông luôn nghĩ chiếc lá trong chỉ là thêu dệt từ trí tưởng tượng và nó không có thật. Thế nhưng, trong một lần biểu diễn ở Điện Biên, một bà cụ đã hỏi ông rằng: "Anh Tiến có thích đi tìm lá diêu bông không?" khiến anh phải suy nghĩ lại.
Theo lời bà cụ, lá diêu bông hoàn toàn có thật nhưng để tìm được nó rất khó, bạn phải vào đúng khu rừng và đúng mùa trăng sáng mới có thể tìm được. Dân gian cũng tương truyền, ai may mắn nhìn thấy lá diêu bông sẽ được hạnh phúc, bình an cả đời.
Tại sao lá diêu bông nổi tiếng trở lại?
Thời gian gần đây, hình ảnh chiếc lá cây diêu bông được tái hiện trong bài hát "Ngày mai người ta lấy chồng", một bản nhạc hot ngay từ ngày đầu phát sóng. Đến thời điểm hiện tại, ca khúc này đã đạt con số hàng chục triệu lượt xem. Tại chương trình The Mask Singer Việt Nam mùa 2, nhân vật Voi Bản Đôn đã trình diễn bài hát một cách đầy cảm động. Đây chính là lý do khiến lá diêu bông nổi rần rần trên mạng xã hội.
Điểm đặc biệt tạo điểm nhấn trong bài hát là hai câu: "Hỡi diêu bông ơi hỡi diêu bông, bình minh chưa hé tôi phải tìm xong. Vì mai người ta đã đi lấy chồng". Chỉ với hai câu ngắn ngủi ấy nhưng chúng đã thể hiện được điểm tương đồng giữa Hoàng Cầm và tác giả Trần Tiến. Nội dung bài hát như một sự tâm sự đầy nỗi buồn của người đàn ông khi nhớ về tình yêu trong quá khứ, giống như cách tác giả Hoàng Cầm đã kể lại mối tình đầu của mình cùng chị hàng xóm.
Chắc hẳn một điều, khi những ca từ của bài hát được vang lên, những ai đã và đang trải qua cảm xúc không trọn vẹn trong tình yêu, yêu nhưng không được đáp trả sẽ tìm thấy hình bóng mình trong đó. Đây chính là lý do vì sao bài hát nhanh chóng trở thành một hiện tượng âm nhạc và lan tỏa khắp nơi và khiến không ít người muốn tìm hiểu lá diêu bông là gì.
Những bài thơ, bài hát liên quan đến lá diêu bông
Hình tượng lá diêu bông không chỉ nổi tiếng trong văn học mà còn phổ biến trong cả thơ ca và âm nhạc. Một số bài thơ, bài hát về chiếc lá này mà bạn nên biết đó là:
Bài thơ Lá diêu bông - Tác giả Hoàng Cầm
Trải qua thời gian cùng bao thăng trầm của lịch sử, đến thời điểm hiện tại, bài thơ vẫn được đông đảo bạn đọc yêu thích bởi những cảm xúc chân thật, kết hợp linh hoạt giữa tính truyền thống và hiện tại trong từng vần thơ.
Bài thơ được mở đầu bằng những câu sau:
“Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thờ đi tìm
Đồng chiều,
Cuống rạ.
Chị bảo:
Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông
Từ nay ta gọi là chồng..."
Một lần nữa, bạn có thể khẳng định, hình ảnh lá diêu bông trong bài thơ là biểu trưng cho nỗi buồn chất chứa của tình yêu xuất phát từ một phía. Nó không chỉ là sự tuyệt vọng trong tình yêu đôi lứa mà còn thể hiện khát vọng giản đơn trong cuộc sống mỗi người, nhu cầu được yêu và được hạnh phúc. Bởi trên đời ai cũng ước mơ có một tình yêu đẹp.
Bài thơ Xa Rồi Lá Diêu Bông – Tác giả: Phú Sĩ
Bài thơ là lời oán trách, giận hờn của cô gái đối với những lời hứa của chàng trai trong chuyện tình yêu. Qua ngòi bút của Phú Sĩ, chuyện tình lá diêu bông trở nên vô cùng chân thật và sống động. Những câu thơ sau như đã thay lời tác giả muốn nói:
"...Mưa chiều rơi con bướm vàng chẳng đậu
Chẳng còn người tìm lại lá diêu bông
Cà màu trời nhạt mãi sắc màu hồng
Trời đã khóc bởi lệ lòng đã cạn…"
Đừng Trách Diêu Bông - Tác giả: Trần Thiết Hùng & Trần Hải
Vẫn là những nỗi buồn trong tình yêu nam nữ, vẫn mượn hình ảnh lá diêu bông để gửi gắm nỗi niềm, tâm sự nhưng những câu từ trong sác tác của Trần Thiết Hùng & Trần Hải lại mang âm hưởng da diết, đượm buồn.
"Anh trách em sao nỡ vội lấy chồng
Không chờ, không đợi anh kiếm lá diêu bông
...
Sông sâu con nước lớn ròng
Thả trôi chiếc lá diêu bông
Ai chờ ai trong nỗi nhớ
Biết đâu bến đục hay trong
Sang sông con sáo xa rồi
Tình anh chiếc lá em ơi
Cho lòng ai như con sóng
Xin đừng trách lá diêu bông"
Bài hát Sao em nỡ vội lấy chồng - Tác giả: Trần Tiền
Bài hát được sáng tác vào năm 1990, dựa vào nền thơ Lá diêu bông của tác giả Hoàng Cầm. Điều làm nên thành công của ca khúc nhờ chất liệu âm nhạc dân gian được sử dụng khéo léo, mượt mà, ca khúc được phổ biến và nhận được sự yêu thích rộng rãi.
Trong bài hát, có đoạn như sau:
"...Ru em thời thiếu nữ kiêu sa, em đố ai tìm được lá diêu bông, em xin lấy làm chồng
Ru em thời thiếu nữ xa rồi, mình tôi lang thang muôn nơi, đi tìm lá cho em tôi
Ru em thời con gái hay quên, thương em anh tìm được lá diêu bông
Sao em nỡ vội lấy chồng
Diêu bông hỡi diêu bông
Sao em nỡ vội lấy chồng..."
Thực tế cho thấy, lý do khiến Sao em nỡ vội lấy chồng nhanh chóng trở nên nổi tiếng là vì nó đã chạm tới nỗi lòng trong tình yêu của thế hệ trẻ ngày nay.
Có thể nói việc biết rõ khái niệm, nguồn gốc, truyền thuyết, ý nghĩa là diêu bông là gì giúp bạn khám phá được những bí ẩn xoay quanh hình tượng chiếc lá nhỏ nhắn nhưng gửi gắm vô vàn điều thú vị về chuyện tình đôi lứa.